Câu hỏi
Trả lời
Các hình thức đầu tư thành lập đại diện thương mại tại Việt Nam ?
Đầu tư thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam:
Các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại, du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp (Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO - World Trade Organization, ngày 27/10/2006).
Đầu tư thành lập Chi nhánh tại Việt Nam:
Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 3 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam).
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam:
Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (trong đó ít nhất một bên phải là pháp nhân Việt Nam và một bên phải là pháp nhân nước ngoài) để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh của mỗi bên mà không thành lập pháp nhân (Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO - World Trade Organization, ngày 27/10/2006).
Đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:
Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO - World Trade Organization, ngày 27/10/2006).
Nhà đầu tư được thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 22 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014).
Liên hệ:
Điện thoại: 0914 165 703
Email: dmslawfirm@gmail.com
DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn
LIÊN QUAN
Công ty 100% vốn nước ngoài
Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ?
Công ty FDI tại Việt Nam
Tư vấn thành lập Công ty FDI tại Việt Nam, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty FDI tại Việt Nam ?
Điều kiện tiếp cận thị trường
Tư vấn quy định pháp luật về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ?
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tư vấn quy định pháp luật về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác phục vụ công tác thành lập doanh nghiệp, công ty cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ?
Luật Đầu tư
Tư vấn Luật Đầu tư, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư tại Việt Nam ?