Câu hỏi

Công ty FDI tại Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam, văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp lý và thực hiện thủ tục thành lập công ty 100% vấn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, mua bán hàng hoá và xuất nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam ?

Trả lời

Thành lập công ty FDI kinh doanh thương mại tại Việt Nam:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam:

Trước khi thành lập công ty tại Việt Nam, thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư tại Việt Nam, thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan quản lý đầu tư tại Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam, bao gồm: 

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính; Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam:

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, mua bán và xuất nhập khẩu hàng hoá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh và được cơ quan quản lý kinh doanh tại Việt Nam cấp Giấy phép kinh doanh. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh, bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; Bản giải trình có nội dung: Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này; Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh; Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính; Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này (Khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018).

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty, bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư (Điều 22 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703 

Email: dmslawfirm@gmail.com 

DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn 

LIÊN QUAN

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

Nhà đầu tư buộc phải có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư?

Đăng ký vốn đầu tư tại Việt Nam

Mức vốn đầu tư tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam?

Thời hạn dự án đầu tư tại Việt Nam

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư được phép đề xuất nội dung về thời hạn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam?

Công ty 100% vốn nước ngoài

Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ?

Công ty FDI tại Việt Nam

Tư vấn thành lập Công ty FDI tại Việt Nam, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty FDI tại Việt Nam ?