Câu hỏi

Trường hợp có nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần tại một số công ty đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thì quy định của pháp luật về doanh nghiệp có mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết như thế nào ?

.

Trả lời

Công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết:

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; 

- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó (Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014)

- Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau (Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015).

- Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này (Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

- Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan (Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015).

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, không có quy định cụ thể về “công ty liên kết”, mà chỉ có quy định về “công ty thành viên”, như sau:

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Công ty liên kết được quy định tại Điểm đ, i Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 3/14/2014, như sau: “Công ty liên kết” là doanh nghiệp mà Công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối theo quy định của pháp luật. “Cổ phần không chi phối, vốn góp không chi phối của Công ty” tại doanh nghiệp khác là cổ phần hoặc mức vốn góp của Công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở xuống. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, chỉ có quy định về công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên, còn quy định về công ty liên kết chỉ áp dụng đối với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703 

Email: dmslawfirm@gmail.com

DMS LAW LLC

Giám đốc 

(Đã ký)

Luật sư Đỗ Minh Sơn

LIÊN QUAN

Cách ghi ngành, nghề kinh doanh cấp bốn (4)

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn (4) trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?

Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty tnhh một thành viên tại Đà Nẵng

Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi, bố sung nội dung ngành, nghề kinh doanh. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi?

Ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh

Người có thẩm quyền ký văn bản, hồ sơ đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh?

Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi, bố sung nội dung ngành, nghề kinh doanh. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi?

Phí, lệ phí thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?