Câu hỏi

Doanh nghiệp tại Việt Nam có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh xuất, nhập khẩu trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh này tại doanh nghiệp ?

Trả lời

Quyền của doanh nghiệp:

Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Quyền khác theo quy định của pháp luật (Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020).

Như vậy, Luật Doanh nghiệp quy định “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền “đương nhiên” của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh này của doanh nghiệp./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

DMS LAW LLC

Giám đốc

(Đã ký)

Luật sư Đỗ Minh Sơn

LIÊN QUAN

Tổ chức lại doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Doanh nghiệp tổ chức lại công ty tại Đà Nẵng, các vấn đề pháp lý có liên quan, trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện tổ chức lại công ty ?

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài ?

Công ty ở nước ngoài thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài, khi đầu tư vốn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, trình tự, thực hiện thủ tục này theo quy định pháp luật ?