Câu hỏi

Tôi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Dương, nhưng hiện nay đang làm việc, sinh sống và đăng ký tạm trú tại Đà Nẵng, tôi có thể đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký tạm trú có được không ?

Trả lời

Đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú có được không ?

Đăng ký kết hôn:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý (Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014).

Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn (Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014).

Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015).

Nơi cư trú của cá nhân:

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống (Khoản 1, 2 Điều 40 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Nơi cư trú của công dân:

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống (Điều 12 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013).

Như vậy, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống và nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú, nên bạn sẽ phải thực hiện việc đăng ký kết hôn tại nơi thường trú, trừ trường hợp bạn không có nơi thường trú của mình./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703 

Email: dmslawfirm@gmail.com  

DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn

LIÊN QUAN

Luật Hộ tịch

Tư vấn Luật Hộ tịch, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hộ tịch ?

Thủ tục nhận cha con có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, đối với trường hợp chưa đăng ký kết hôn, văn phòng luật sư có thể tư vấn và thực hiện dịch vụ thủ tục về nội dung này ?

Các hành vi bị nghiêm cấm ?

Luật Hộ tịch quy định đối với các hành vi bị nghiêm cấm ?

Cải chính hộ tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ?

Thủ tục cải chính hộ tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn phòng luật sư có thể tư vấn quy định pháp luật về vấn để này ?

Thay đổi họ, chữ đệm và tên cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ?

Vợ chồng tôi sinh con và đăng ký khai sinh, nay chúng tôi muốn thay đổi họ, chữ đệm và tên trong giấy khai sinh cho cho cháu, văn phòng luật sư có thể tư vấn thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định của pháp luật ?