Câu hỏi

Công ty ở nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam, thì cần các loại giấy phép nào ? Văn phòng luật sư tại Việt Nam có thể tư vấn cho nhà thầu nước ngoài về các loại giấy phép xây dựng để được hoạt động xây dựng tại Việt Nam ?

Trả lời

Cần các loại giấy phép nào để hoạt động xây dựng tại Việt Nam ? 

Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động (Khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014).

Giấy phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam: 

Giấy phép hoạt động xây dựng là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 8 Điều 2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015).

Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng. 

Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Khoản 1, 2 Điều 70 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015).

Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam:

Nhà thầu nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 69 Nghị định này phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp.

Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo điều kiện đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu.

Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;

- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam (Điều 71 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015).

Văn phòng điều hành nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:

Văn phòng điều hành là văn phòng của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động tại địa phương có công trình xây dựng để thực hiện nhiệm vụ nhận thầu sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng (Khoản 13 Điều 2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015).

Sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm lập Văn phòng Điều hành tại nơi có dự án; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài Khoản, mã số thuế của Văn phòng Điều hành.

Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ dự án.

Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc (Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016).

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703 

Email: dmslawfirm@gmail.com

DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn

LIÊN QUAN

Luật Xây dựng

Tư vấn Luật Xây dựng, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng ?

Thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp ở nước ngoài thành lập một chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty tại Đà Nẵng, Việt Nam để thực hiện hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam, văn phòng luật sư có thể tư vấn quy định pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam ?

Nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam ?

Công ty ở nước (A) thực hiện ký kết hợp đồng tổng thầu EPC với một công ty ở nước ngoài khác (B) là chủ đầu tư của một dự án BOT (build operate transfer) tại Việt Nam, công ty ở nước ngoài khác (B) sẽ thực hiện thanh toán theo phương thức T.Tr (telegraphic transfer reimbursement) và L/C (letter of credit) từ Ngân hàng ở quốc gia công ty nước ngoài khác (B) cho các hạng mục tổng thầu EPC của công ty ở nước ngoài (A), hoá đơn hàng hoá của công ty (A) sẽ được gửi đến Ngân hàng ở nước ngoài (B), hàng hoá sẽ được công ty ở nước ngoài (A) giao cho công ty ở nước ngoài (B) tại dự án BOT ở Việt Nam. Trường hợp này, công ty ở nước ngoài (A) có nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam không ?

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

Công ty ở nước ngoài có nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp lý, hướng dẫn cung cấp thông tin, các giấy tờ kèm theo phục vụ cho việc thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam ?

Thủ tục thành lập văn phòng điều hành nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

Công ty ở nước ngoài có nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục thành lập văn phòng điều hành nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp lý, hướng dẫn cung cấp thông tin, các giấy tờ kèm theo phục vụ cho việc thực hiện thủ tục thành lập văn phòng điều hành nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam ?