Câu hỏi

Tôi ký hợp đồng đào tạo vào ngày 15/11/2004, nay bị kiện yều cầu bồi thường gấp 2 lần số tiền đã nhận với lý do là thời điểm vi phạm hợp đồng xảy ra trước ngày 10/12/2013, không được áp dụng Nghị định số 143/NĐ-CP ngày 24/10/2013, có mức bồi thường 1 lần ?

Trả lời

Bồi thường kinh phí đào tạo theo quy định của pháp luật ?

Hợp đồng đào tạo của bạn được ký kết vào ngày 15/11/204, chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự 44-L/CTN ngày 28/10/1995:

Bởi vì, vào thời điểm ngày 15/11/2004, Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 chưa được ban hành. Bộ Luật dân sự 44-L/CTN ngày 28/10/1995, quy định:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 310 khoản 2, như sau:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính đựợc thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Phạt vi phạm tại Điều 377, như sau:

Phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm. Thoả thuận về phạt vi phạm phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Mức phạt vi phạm tại Điều 378, như sau:

Mức phạt vi phạm có thể là một khoản tiền nhất định hoặc được tính theo tỉ lệ phần trăm của giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, nhưng mức cao nhất không quá 5%.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc thỏa thuận, ký kết hợp đồng đào tạo có nội dung liên quan đến việc phạt vi phạm hoặc có bản chất của việc phạt vi phạm, thì phải tuân theo quy định của Bộ Luật dân sự 44-L/CTN ngày 28/10/1995 mới đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2013, nhưng theo quy định tại Điều 83 khoản 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008, thì:

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. Đây là nội dung mang tính nguyên tắc trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, được áp dụng phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội thực tế. Hơn nữa, việc áp dụng văn bản pháp luật chuyên ngành, để giải quyết các công việc cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực cũng thuận lợi, hiệu quả và có tính điều chỉnh cao hơn so với văn bản pháp luật còn mang tính quy định chung.

Như vậy, có thể thấy rằng, áp dụng Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013, đối với hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 10/12/2013, mới bảo đảm đúng quy định của pháp luật./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfỉm@gmail.com

DMS LAW LLC
GIÁM ĐỐC
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn 

LIÊN QUAN

Bộ Luật dân sự

Tư vấn Bộ Luật dân sự, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật dân sự ?

Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật ?

Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp lý về nội dung này ?

Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng ?

Nội dung về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 (Bộ Luật dân sự năm 2005), được quy định như thế nào ?

Di sản dùng vào việc thờ cúng ?

Cha mẹ tôi có nguyện vọng lập di chúc để lại di sản, tài sản là nhà và đất ở của cha mẹ tôi đứng tên trong sổ đỏ, dùng làm nhà thờ họ sau khi cha mẹ tôi qua đời, như vậy có được không ?

Ghi giá trị trong hợp đồng dịch vụ bằng USD có được không ?

Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam, ký kết hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam, thì hai bên có thể thoả thuận ghi giá trị thanh toán bằng Đô la Mỹ (USD) trong hợp đồng dịch vụ có được không ?