Chiếm hữu ngay tình ?

Chiếm hữu ngay tình ?

Chiếm hữu ngay tình là gì, chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai, giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật về chiếm hữu ngay tình ?

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (Điều 180 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan (Điều 184 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu (Điều 167 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này (Điều 168 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa (Khoản 2 Điều 133 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015)./.

Liên hệ: 

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

15 mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp và cá nhân ?

15 mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp và cá nhân ?

19 Apr, 2018// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng dân sự thông dụng cho doanh nghiệp, công ty và cá nhân

Mẫu hợp đồng mua bán tài sản ?

Mẫu hợp đồng mua bán tài sản ?

27 Mar, 2018// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán tài sản

Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản ?

Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản ?

27 Mar, 2018// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng trao đổi tài sản tại Đầ Nẵng, Việt Nam ?

Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp ?

Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp ?

19 Mar, 2018// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Tư vấn soạn thảo một số mẫu hợp đồng dân sự thông dụng dành cho doanh nghiệp ?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà và đất ở ?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà và đất ở ?

25 Oct, 2017// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Thủ tục tư vấn khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản là nhà và đất ở tại Đà Nẵng, Việt Nam