Quyền tác giả đối với tác phẩm của người nước ngoài được công bố tại Việt Nam ?

Quyền tác giả đối với tác phẩm của người nước ngoài được công bố tại Việt Nam ?

Tác phẩm nghệ thuật của người nước ngoài tại Việt Nam, có thể đăng ký quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn các quy định có liên quan của pháp luật đối với nội dung về quyền tác giả đối với tác phẩm của người nước ngoài được công bố tại Việt Nam ? 

Quyền tác giả của người nước ngoài tại Việt Nam:

Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 774 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005).

Quyền tác giả của cá nhân là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định từ Điều 736 đến Điều 743 của Bộ Luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005), các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 18 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006). 

Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ Luật dân sự và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 3198/VBHN-BVHTTDL ngày 03/9/2013).

Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả, bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả. bao gồm: Sao chép tác phẩm; Cho phép tạo tác phẩm phái sinh; Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính (Điều 738 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005).

Đăng ký quyền tác giả: 

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện (Điều 37 Nghị định số 3198/VBHN-BVHTTDL ngày 03/9/2013). 

Phần II mục A1 điểm 5 quyết định số 3637/QĐ-BVHTTDL ngày 26/10/2015, thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài, gồm:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17/10/2006 ).

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;

(2) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

(3) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

(4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

(5) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

(6) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng, chứng thực.

Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả: Từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng (Theo quy định tại khoản 1 mục II thông tư số 29/2009/TT-BTC ngày 10/02/2009).

Phát sinh quyền tác giả và giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005).

Việc nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Khoản 2, 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com 

Văn phòng luật sư ĐMS
GIÁM ĐỐC
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam ?

Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam ?

03 Mar, 2018// Nhóm: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Tư vấn thủ tục pháp lý đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam

Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam ?

Thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam ?

02 Mar, 2018// Nhóm: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Tư vấn thủ tục pháp lý đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng, Việt Nam ?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng, Việt Nam ?

01 Mar, 2018// Nhóm: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Tư vấn thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng, Việt Nam