Mua bán lại doanh nghiệp, công ty tại Đà Nẵng ?

Mua bán lại doanh nghiệp, công ty tại Đà Nẵng ?

Doanh nghiệp mua lại toàn bộ công ty tnhh một thành viên, do một cá nhân làm chủ sở hữu ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật về các vấn đề pháp lý có liên quan và thực hiện thủ tục mua bán lại công ty ?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Khoản 1 Điều 73 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (Khoản 5 Điều 78 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty (Khoản 1 Điều 46 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015).

Như vậy, bạn chỉ có thể mua lại doanh nghiệp bằng hình thức mua lại toàn bộ vốn điều lệ của công ty tnhh mtv và thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Canh tranh số 27/2004/QH11 ngày 12/3/2004, thì:

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Tuy nhiên, theo Luật Cạnh tranh thì đối với việc mua lại doanh nghiệp theo hình thức mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của đoanh nghiệp, được xác định là hành vi tập trung kinh tế, hành vi hạn chế cạnh tranh. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Điều 18 Luật Canh tranh số 27/2004/QH11 ngày 12/3/2004)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com 

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

21 mẫu văn bản thường dùng trong doanh nghiệp tại Việt Nam

21 mẫu văn bản thường dùng trong doanh nghiệp tại Việt Nam

05 Mar, 2022// Nhóm: LUẬT DOANH NGHIỆP

Tư vấn soạn thảo các mẫu văn bản cho doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty hợp danh ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty hợp danh ?

05 Mar, 2022// Nhóm: LUẬT DOANH NGHIỆP

Tư vấn soạn thảo toàn bộ hồ sơ, thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên ?

05 Mar, 2022// Nhóm: LUẬT DOANH NGHIỆP

Tư vấn soạn thảo toàn bộ hồ sơ, hướng dẫn thủ tục thành lập công ty tnhh một thành viên ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên ?

05 Mar, 2022// Nhóm: LUẬT DOANH NGHIỆP

Tư vấn soạn thảo toàn bộ hồ sơ, hướng dẫn thủ tục thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần ?

Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần ?

05 Mar, 2022// Nhóm: LUẬT DOANH NGHIỆP

Tư vấn soạn thảo toàn bộ hồ sơ, hướng dẫn thủ tục thành lập công ty cổ phần ?