Biểu mẫu

Mẫu Điều lệ Công ty Luật tại Đà Nẵng gồm những nội dung chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 ?

Hồ sơ

Mẫu Điều lệ Công ty Luật tại Đà Nẵng ?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY LUẬT TẠI ĐÀ NẴNG

Họ và tên: __                                Nam, nữ: ___;          

Sinh ngày: __/__/____                  Dân tộc: ___                Quốc tịch: ___          

Chứng minh nhân dân số ____ ngày cấp __/__/____ nơi cấp: ____;

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ____;

Chỗ ở hiện tại: ____;

Nay quyết định thành lập Công ty Luật tại Đà Nẵng (dưới đây gọi tắt là Công ty) hoạt động theo Luật Luật sư với các điều khoản cụ thể sau đây:

CHƯƠNG I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Phạm vi trách nhiệm

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

Điều 2. Tên Công ty

Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY LUẬT TNHH ___

Tên Công ty viết bằng tiếng Anh: ___ LAW COMPANY LIMITED

Tên Công ty viết tắt: ___

Điều 3. Trụ sở của Công ty

Trụ sở chính của Công ty đặt tại: ___;

Điều 4. Lĩnh vực hành nghề của Luật sư

1. Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

2. Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

3. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật cho khách hàng.

4. Luật sư đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

5. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư.

Điều 5. Thời hạn hoạt động

1. Thời hạn hoạt động của công ty là ___ năm, kể từ ngày thành lập và được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Công ty có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn hoặc kéo dài thêm thời gian hoạt động theo quyết định của Chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Người đại diện theo pháp luật

1. Họ và tên: ___                           Nam, nữ: ___;         

Sinh ngày: __/__/____        Dân tộc: __           Quốc tịch: __     

Chứng minh nhân dân số __ ngày cấp __/__/____ nơi cấp: ___;

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ___;

Chỗ ở hiện tại: ___;

Chức danh quản lý (chức vụ): Giám đốc;

2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật:

a) Đại diện cho Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của Công ty, đại diện cho Công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

b) Phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

c) Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo điểm c khoản 2 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của Công ty chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác, thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Công ty trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của Công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Chủ sở hữu công ty quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của Công ty.

CHƯƠNG II

VỐN VÀ CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

Điều 7. Vốn điều lệ

1. Toàn bộ vốn điều lệ của Công ty là do chủ sở hữu công ty góp.

2. Vốn điều lệ của công ty là: ___ VNĐ (Bằng chữ: ___), bao gồm: Tiền Việt Nam là ___ VNĐ; và các tài sản được định giá thành tiền Việt Nam; thời điểm góp vốn: trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

3. Chủ sở hữu Công ty cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá của tất cả các tài sản góp vốn.

Điều 8. Thay đổi vốn điều lệ

1. Công ty thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của Công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký hoạt động và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;

b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.

2. Công ty tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình: Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;

Điều 9. Quyền của chủ sở hữu công ty

1. Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

2. Quyết định quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

3. Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

4. Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

5. Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

6. Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

7. Quyền khác theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ công ty.

Điều 10. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

1. Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

7. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ công ty.

Điều 11. Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho luật sư khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới là luật sư, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới là luật sư.

2. Trường hợp chủ sở hữu công ty bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác là luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

3. Trường hợp chủ sở hữu công ty chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty (người thừa kế phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư). Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.

Trường hợp chủ sở hữu công ty chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Trường hợp chủ sở hữu công ty bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

CHƯƠNG III

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 12. Cơ cấu tổ chức quản lý

1. Chủ tịch công ty;

2. Giám đốc.

Điều 13.Chủ tịch công ty

1. Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật Luật sư, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

2. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Luật sư và pháp luật có liên quan.

3. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Điều 14. Giám đốc

1. Chủ tịch công ty bổ nhiệm Giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động hằng ngày của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc.

2. Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch và phương án hoạt động của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty;

i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

3. Giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Luật sư;

b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị công ty.

Điều 15. Trách nhiệm của Chủ tịch công ty, Giám đốc

1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.

3. Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Điều 16.  Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty

1. Người quản lý công ty được hưởng thù lao hoặc tiền lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty.

2. Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, tiền lương và lợi ích khác của Chủ tịch công ty. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty được tính vào chi phí hoạt động theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

CHƯƠNG IV

CON DẤU CỦA CÔNG TY

Điều 17. Về con dấu của công ty

1. Về hình thức con dấu của công ty: kiểu con dấu hình tròn, mặt dấu làm bằng chất liệu cao su, trên mặt dấu có các vòng tròn đồng tâm, các con số và chữ viết khắc nổi.

2. Về nội dung con dấu của công ty: ghi tên công ty (theo tên ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động), ghi số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, ghi tên địa danh nơi công ty đặt trụ sở và đăng ký hoạt động.

3. Về số lượng con dấu của công ty: Công ty có một (01) con dấu (được gọi là con dấu công ty).

Điều 18. Về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu

1. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy định của Chủ tịch công ty.

2. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

3. Việc đóng dấu trên tất cả các văn bản, giấy tờ, tài liệu giao dịch và hợp đồng của công ty phải được sự đồng ý của Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc.

CHƯƠNG V

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Điều 19. Năm tài chính

1. Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 dương lịch và chấm dứt vào ngày 31/12 hàng năm.

2. Năm tài chính đầu tiên của Công ty sẽ bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó.

Điều 20. Sổ sách kế toán - báo cáo tài chính

1. Sổ sách kế toán của Công ty đều mở đầy đủ và giữ đúng các quy định pháp luật hiện hành.

2. Cuối mỗi năm tài chính, Công ty sẽ lập bản báo cáo tài chính để trình cho chủ sở hữu xem xét.

3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty sẽ được gởi đến cơ quan thuế, cơ quan đăng ký hoạt động và cơ quan thống kê có thẩm quyền.

CHƯƠNG VI

THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ

Điều 21. Thành lập

1. Công ty được thành lập sau khi điều lệ của Công ty được Chủ sở hữu công ty chấp thuận và được cơ quan đăng ký hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

2. Mọi phí tổn liên hệ đến việc thành lập Công ty đều được ghi vào mục chi phí của Công ty và được tính hoàn giảm vào chi phí của năm tài chính đầu tiên.

Điều 22. Giải thể và thanh lý tài sản của công ty

 1. Công ty bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ sở hữu công ty;

c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

2. Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và Công ty không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và Công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực của Điều lệ

Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan đăng ký hoạt động cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Điều 24. Điều khoản cuối cùng

1. Những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty không được nêu trong Điều lệ sẽ do Luật Luật sư và các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh.

2. Trong trường hợp điều lệ này có điều khoản trái pháp luật hoặc dẫn đến việc thi hành trái pháp luật, thì điều khoản đó không được thi hành và sẽ được Chủ sở hữu công ty xem xét sửa đổi.

3. Khi muốn sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ này, chủ sở hữu công ty sẽ quyết định.

Điều lệ đã được chủ sở hữu công ty xem xét từng chương, điều và ký tên.

Điều lệ gồm 7 chương 24 điều, được lập thành 02 bản có giá trị như nhau: 01 bản đăng ký tại Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng, 01 bản lưu trữ tại trụ sở Công ty Luật tại Đà Nẵng.

Mọi sự sao chép, trích lục phải được ký xác nhận của Luật sư là chủ sở hữu công ty.

Đà Nẵng, ngày __ tháng __ năm ____

            CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

(Chữ ký, họ và tên)

Luật sư ___

Mẫu Điều lệ Công ty Luật tại Đà Nẵng: Tải về 

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

DMS LAW LLC

Giám đốc

(Đã ký)

Luật sư Đỗ Minh Sơn

LIÊN QUAN

Mẫu Giấy đề nghị thay đổi nội dung ĐKHĐ của Công ty Luật ?

Trường hợp Công ty Luật tại Đà Nẵng, có sự thay địa chỉ trụ sở, danh sách Luật sư tại Đà Nẵng, người đại diện theo pháp luật hoặc nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động, thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, Công ty Luật tại Đà Nẵng phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng.

Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Công ty Luật tại Đà Nẵng ?

Công ty Luật thực hiện thủ tục đề nghị đăng ký hoạt động theo quy định có liên quan tại Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/06/2006 ?