Vi bằng là gì ?

Vi bằng là gì ?

Lập vi bằng, thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng, thủ tục lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập theo quy định của pháp luật về thừa phát lại ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật đối với nội dung có liên quan về lập vi bằng ?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009).

Thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng: Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013).

Thủ tục lập vi bằng: Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại (Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009).

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp (Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013).

Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập: Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (Điều 28 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfỉm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn 


LIÊN QUAN

Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

05 Dec, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Công dân nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam?

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam

04 Dec, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Người nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam?

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế

30 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác?

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

30 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác?

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

29 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, thì có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bằng văn bản?