Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế ?
Thủ tục rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng của người thân trong gia đình đã qua đời, thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm như thế nào ?
Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật về nội dung rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng của người thân trong gia đình đã qua đời ?
Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan (Điều 17 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004).
Thừa kế theo pháp luật:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 612 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường “Không có di chúc” (Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự. Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng (Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014).
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015).
Tài sản chung của vợ chồng:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung (Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014)./.
Liên hệ:
Điện thoại: 0914 165 703
Email: dmslawfirm@gmail.com
Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn
LIÊN QUAN
Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam
05 Dec, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁPCông dân nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam?
Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam
04 Dec, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁPNgười nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam?
Thoả thuận phân chia di sản thừa kế
30 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁPNgười được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác?
Thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở
30 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁPNgười được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác?
Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở
29 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁPNhững người được hưởng thừa kế theo pháp luật, thì có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bằng văn bản?