Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, được thực hiện như thế nào ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định có liên quan của pháp luật và thực hiện dịch vụ thủ tục đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ? 

Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh tại Việt Nam:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014, thì:

Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lại khai sinh đã được đăng ký trước ngày Luật này có hiệu lực. Tiếp theo, Điều 41 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2016 thì việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trước ngày 01/01/2016 thì thẩm quyền đăng ký lại việc sinh thuộc Sở Tư pháp (Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch).

Điều kiện đăng ký lại khai sinh tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015, thì: Việc khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

Thủ tục đăng ký lại khai sinh tại Việt Nam:

Được thực hiện tương tự như quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Nghị định này. Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch (Điều 9)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư DMS
GIÁM ĐỐC
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn 


LIÊN QUAN

Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

05 Dec, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Công dân nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam?

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục của người nước ngoài có vợ là người Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam

04 Dec, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Người nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam?

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế

30 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác?

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

Thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

30 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác?

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

Tư vấn mẫu hồ sơ, trình tự và thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế là nhà và đất ở

29 Oct, 2024// Nhóm: 23_TƯ PHÁP

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, thì có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bằng văn bản?