Thừa phát lại là gì ?

Thừa phát lại là gì ?

Thừa phát lại, các công việc thừa phát lại được làm, nhiệm vụ và quyền hạn của thừa phát lại, những việc thừa phát lại không được làm ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật đối với các nội dung có liên quan về thừa phát lại ?

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan (Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013).

Công việc Thừa phát lại được làm:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án (Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại:

Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định tại Điều 40 của Nghị định này (Điều 5 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009).

Những việc Thừa phát lại không được làm:

Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng. Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật (Điều 6 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Vi bằng là gì ?

Vi bằng là gì ?

05 Apr, 2018// Nhóm: THỪA PHÁT LẠI

Thủ tục tư vấn về lập vi bằng theo quy định của pháp luật về thừa phát lại tại Đà Nẵng ?