Quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam ?

Quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam ?

Quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn các quy định có liên quan của pháp luật đối với nội dung quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam ?

Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc bán, cho thuê, cho thuê mua, thu hồi nhà ở và quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của Luật này.

Cơ quan sau đây là đại diện chủ sở hữu và có trách nhiệm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà ở do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.

Hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích. Việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định.

Đối với nhà ở công vụ thì chỉ được sử dụng để cho thuê, đối với nhà ở xã hội thì được xây dựng để cho thuê, cho thuê mua; trường hợp không còn nhu cầu sử dụng hoặc phải di dời đến địa điểm khác mà không thuộc diện phải phá dỡ hoặc cần tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng và thực hiện quản lý cho thuê hoặc bán theo quy định tại Luật này.

Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.

Người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, e và h khoản 1 Điều 84 của Luật này và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội hoặc giao đất ở để họ xây dựng nhà ở.

Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở, việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở và việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Điều 81 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
GIÁM ĐỐC
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty vốn FDI có được sở hữu nhà ở, thông qua hình thức mua căn hộ chung cư tại Việt Nam ?

Điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty có vốn FDI cần phải có giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ?

Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời hạn là bao nhiêu năm ?

Khu vực được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Khu vực được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được sở hữu nhà ở là căn hộ chung cư tại Việt Nam ?

Một số mẫu hợp đồng về nhà ở tại Việt Nam

Một số mẫu hợp đồng về nhà ở tại Việt Nam

09 May, 2020// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Tư vấn soạn thảo một số hợp đồng về nhà ở tại Đà Nẵng, Việt Nam