Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự ?

Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự ?

Phân biệt được nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn các quy định có liên quan của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự ?

Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005, có các thuật ngữ: Nghĩa vụ dân sự; Trách nhiệm dân sự; Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ dân sự; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Các thuật ngữ trên được sử dụng để xác định các quan hệ pháp luật dân sự có nội dung là một bên phải thực hiện hay không được thực hiện một công việc hoặc một số công việc nhất định để vì lợi ích của bên kia. Căn cứ vào các quy định của Bộ Luật dân sư 2005, có thể phân tích về các thuật ngữ trên, như sau: 

Nghĩa vụ dân sự:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể được gọi là bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác được gọi là bên có quyền (Điều 280).

Có thể thấy nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự có nội dung là một bên chủ thể phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của bên kia. Nghĩa vụ dân sự được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể hoặc có thể từ một sự kiện mà Bộ Luật dân sự dự liệu trước. Nghĩa vụ dân sự được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên được gọi là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những sự kiện khác được gọi là nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự:

Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 7). Có thể thấy trách nhiệm dân sự là quy định của Bộ Luật dân sự về hâu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định để bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm.

Như vậy, về mặt nội dung, trách nhiệm dân sự cũng giống như một quan hệ nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ dân sư có thể phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên, thì trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi xảy ra một sự kiện mà Bộ Luật dân sự đã dự liệu trước về việc phát sinh một trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự:

Bộ Luật dân sự quy định (Khoản 1 Điều 302): “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”.

Như vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự, hình thành giữa các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ, nó chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Quan hệ pháp luật dân sự được gọi là “nghĩa vụ dân sự” nếu việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đang trong thời hạn đã được xác định và các bên được tự giác thực hiện nghĩa vụ đó. Trong thời hạn đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể cưỡng chế các chủ thể thực hiện nghĩa vụ. Khi một bên vi phạm nghĩa vụ (hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ), thì kể từ thời điểm nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ đó được gọi là trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng:

Bộ Luật dân sư quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm đến uy tín tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều 604).

Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của Bộ Luật dân sự nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được hình thành giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ đang tồn tại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh giữa các chủ thể bất kì.

Như vậy, có thể khái quát việc xác định các thuật ngữ trên như sau:

Nếu quan hệ pháp luật dân sự đang trong giai đoạn mà cơ quan nhà nước không thể áp dụng sức mạnh cưỡng chế đối với các chủ thể, thì được gọi là “nghĩa vụ dân sự”.

Nếu quan hệ pháp luật dân sự đang trong giai đoạn cơ quan nhà nước có thể áp dụng sức mạnh cưỡng chế đối với các bên chủ thể, thì được gọi là “trách nhiệm dân sự”.

Trách nhiệm dân sự được gọi là “trách nhiệm bồi thường thiệt hại” khi hành vi trái pháp luật của bên này đã gây ra thiệt hại cho bên kia.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng hoặc do không thực hiện một nghĩa vụ khác giữa hai bên chủ thể, thì được gọi là “trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ”.

Trách nhiệm dân sự do hành vi gây thiệt hại không liên quan đến một hợp đồng đã có trước giữa các bên sẽ được gọi là “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS

Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Di chúc không có người làm chứng ?

Di chúc không có người làm chứng ?

13 Apr, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Lập di chúc bằng văn bản nhưng không có người làm chứng, thì bản di chúc này có hợp pháp không ?

Người không được làm chứng cho việc lập di chúc ?

Người không được làm chứng cho việc lập di chúc ?

13 Apr, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc, thì có thể làm chứng cho việc lập di chúc không ?

Người giữ bản di chúc ?

Người giữ bản di chúc ?

13 Apr, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Việc giao cho người khác giữ bản di chúc đúng quy định của pháp luật mới được coi là hợp pháp ?

Tư vấn thủ tục lập di chúc ?

Tư vấn thủ tục lập di chúc ?

24 Apr, 2020// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Tư vân thủ tục lập di chúc tại Đà Nẵng, Việt Nam

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Di sản dùng vào việc thờ cúng

18 Dec, 2019// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Cha mẹ lập di chúc để lại di sản, tài sản là nhà và đất ở, để dùng làm nhà thờ họ có được không ?