Khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải lưu ý ?

Khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải lưu ý ?

Người nước ngoài khi mua căn hộ chung cư tại Việt Nam cần phái lưu ý về nhứng vấn đề hoặc nội dung nào theo quy định của pháp luật Việt Nam ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật cho người nước ngoài tại Việt Nam ?

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, gồm: Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam (Điểm c Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014).

Số lượng nhà ở mà cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam:

Cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam (Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014).

Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này (Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015).

Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (Khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014).  

Hợp đồng kinh doanh bất động sản:

Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận (Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014). 

Thanh toán trong giao dịch bất động sản:

Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán (Khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014).

Thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai:

Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.

Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua (Khoản 1 Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014).

Thanh toán bằng ngoại hối:

Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú (Điểm b Khoản 16 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty vốn FDI có được sở hữu nhà ở, thông qua hình thức mua căn hộ chung cư tại Việt Nam ?

Điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Điều kiện để doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty có vốn FDI cần phải có giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ?

Thời hạn sở hữu nhà ở của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời hạn là bao nhiêu năm ?

Khu vực được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

Khu vực được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ?

06 Apr, 2022// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được sở hữu nhà ở là căn hộ chung cư tại Việt Nam ?

Một số mẫu hợp đồng về nhà ở tại Việt Nam

Một số mẫu hợp đồng về nhà ở tại Việt Nam

09 May, 2020// Nhóm: LUẬT NHÀ Ở

Tư vấn soạn thảo một số hợp đồng về nhà ở tại Đà Nẵng, Việt Nam