Khai nhận di sản thừa kế đối với trường hợp có người mất tích ?

Khai nhận di sản thừa kế đối với trường hợp có người mất tích ?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà và đất ở do cha mẹ để lại sau khi qua đời, không có di chúc, trong đó có một người con đã mất tích hơn hai năm ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định có liên quan của pháp luật về nội dung khai nhận di sản thừa kế nhà và đất ở do cha mẹ để lại sau khi qua đời ?

Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015:

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng (Khoản 1 Điều 68).

Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này (Điều 64).

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này (Điều 69 ).

Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015:

Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó (Khoản 1, 2 Điều 387).

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 389).

Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014:

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế (Khoản 2 Điều 57).

Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó (Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015).

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có giấy tờ hợp pháp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất (Điểm c khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013)./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Chứng thực chữ ký trên văn bản bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam ?

Chứng thực chữ ký trên văn bản bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam ?

01 Jun, 2020// Nhóm: LUẬT CÔNG CHỨNG

Thủ tục chứng thực chữ ký trên các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam ?

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài tại Việt Nam ?

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài tại Việt Nam ?

06 Aug, 2018// Nhóm: LUẬT CÔNG CHỨNG

Tư vấn thủ tục pháp lý hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài tại Việt Nam

Một số giấy tờ của nước ngoài không phải hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam ?

Một số giấy tờ của nước ngoài không phải hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam ?

06 Aug, 2018// Nhóm: LUẬT CÔNG CHỨNG

Tư vấn thủ tục pháp lý hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài tại Việt Nam ?

Công ty ở nước ngoài có thể uỷ quyền ký kết hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam ?

Công ty ở nước ngoài có thể uỷ quyền ký kết hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam ?

06 Aug, 2018// Nhóm: LUẬT CÔNG CHỨNG

Tư vấn thủ tục pháp lý về hợp đồng uỷ quyền có yếu tố nước ngoài tại Đà Nẵng, Việt Nam

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản của nước ngoài tại Việt Nam ?

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản của nước ngoài tại Việt Nam ?

06 Aug, 2018// Nhóm: LUẬT CÔNG CHỨNG

Tư vấn chứng thực bản sao các giấy tờ, văn bản do cơ quan của nước ngoài cấp tại Việt Nam