Hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Người lao động đã ký kết hợp đồng lao động với một công ty, có thể tiếp tục ký kết thêm hợp đồng lao động với một công ty khác ? 

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dung lao động ?

Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ (Điều 21 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012).

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật (Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013).

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và người lao động được thực hiện theo quy định tại quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành kèm theo quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Về thuế thu nhập cá nhân:

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi (Tiết b1 điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013).

Như vậy, bạn có thể tham khảo các nội dung trình bày trên đây, để áp dụng quy định của pháp luật phù hợp với trường hợp của minh./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn 


LIÊN QUAN

Giấy phép lao động khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ?

Giấy phép lao động khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ?

04 Apr, 2023// Nhóm: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Trước khi tìm kiếm việc làm tại Việt Nam, người lao động nước ngoài đã cần phải có giấy phép lao động chưa?

Doanh nghiệp có phải đăng ký thang lương, bảng lương ?

Doanh nghiệp có phải đăng ký thang lương, bảng lương ?

19 May, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng có phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động ?

Doanh nghiệp có phải xây dựng thang lương, bảng lương ?

Doanh nghiệp có phải xây dựng thang lương, bảng lương ?

18 May, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Cơ sở xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, thoả thuận mức lương với người lao động?

Mẫu hợp đồng lao động ?

Mẫu hợp đồng lao động ?

09 May, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Hợp đồng lao động theo mẫu ban hành kèm theo thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003?

Giám đốc công ty FDI có cần giấy phép lao động ?

Giám đốc công ty FDI có cần giấy phép lao động ?

08 May, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Người đại diên theo pháp luật của công ty FDI có thuộc diện cấp giấy phép lao động tại Việt Nam ?