Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Mã ngành theo VSIC)
Chào văn phòng luật sư ĐMS!
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty tại Đà Nẵng, văn phòng luật sư có thể hướng dẫn tra cứu, ghi mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 ? tư vấn pháp lý về mã ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành theo VISIC là gì ?
Chào bạn!
Doanh nghiệp, cá nhân có thể thực hiện tra cứu, ghi mã ngành nghề kinh doanh cấp 4, theo hướng dẫn tại đường link sau đây:
Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Mã ngành theo VSIC)
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu thêm về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành theo vsic (nếu thấy cần thiết), theo các nội dung sau đây:
Tổng điều tra cơ sở kinh tế (Tổng điều tra kinh tế) được tiến hành lần đầu tiên ở Việt nam vào năm 1995, lần thứ 2 vào năm 2002, và lần thứ 3 vào năm 2007. Tổng điều tra kinh tế được tiến hành 5 năm/lần (Luật Thống kê). Năm 2012 sẽ tiến hành tổng điều tra kinh tế lần thứ 4. Những năm có đuôi 2 và 7 sẽ tiến hành Tổng điều tra kinh tế. Tổng điều tra kinh tế lần thứ nhất đã thống kê được hơn 2 triệu đơn vị cơ sở; Tổng điều tra kinh tế lần thứ 2 tăng lên gần 3 triệu; và Tổng điều tra kinh tế lần thứ 3 tăng lên trên 4 triệu đơn vị cơ sở. Kết quả tổng điều tra kinh tế đã tạo ra bộ số liệu khá chi tiết theo ngành kinh tế theo địa bàn từ cấp xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố đến cấp quốc gia.
Để có được bức tranh về cơ sở kinh tế theo ngành và theo địa bàn nói trên là do sử dụng Bảng phân ngành kinh tế của Việt Nam để tổng hợp, phân loại các thông tin thu được từ các đơn vị cơ sở theo mã ngành kinh tế.
Tổng điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 sử dụng Bảng phân ngành kinh tế ban hành lần đầu tiên vào năm 1994 (gọi tắt là VSIC94) trên cơ sở Bảng phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản 3.0(1).
Tổng điều tra lần thứ 3 sử dụng Bảng phân ngành kinh tế mới ban hành năm 2007 (gọi tắt là VSIC07). VSIC07 được phát triển trên nền tảng của ISIC phiên bản 4.0 và tương thích hoàn toàn với ISIC4.0 ở cấp độ 3 chữ số(2).
Ghi chú: (1) Bảng phân ngành kinh tế, NXB Thống kê, năm 1994. (2) Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2007.
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành theo VSIC, ban hành kèm theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007, gồm 05 cấp:
Ngành cấp 1 gồm 21 ngành kinh tế được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành kinh tế được mã hoá bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tương ứng;
Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành kinh tế được mã hoá bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tương ứng;
Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành kinh tế được mã hoá bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng;
Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành kinh tế được mã hoá bằng năm số theo từng ngành cấp 4 tương ứng.
Hỗ trợ tư vấn:
Điện thoại: 0914 165 703 hoặc Email: dmslawfirm@gmail.com
Văn phòng luật sư DMS Giám đốc |
LIÊN QUAN
Mua công ty từ doanh nghiệp khác tại Đà Nẵng 2020
28 Mar, 2020// Nhóm: Luật Doanh nghiệpThủ tục mua công ty tnhh htv trở lên, kinh doanh thương mại do các doanh nghiệp khác làm chủ sở hữu
Bán công ty cho cá nhân khác tại Đà Nẵng 2020
27 Mar, 2020// Nhóm: Luật Doanh nghiệpThủ tục bán công ty tnhh mtv do cá nhân làm chủ sở hữu, kinh doanh nhà hàng, khách sạn cho cá nhân khác
21 mẫu văn bản thường dùng trong doanh nghiệp tại Việt Nam
10 Mar, 2020// Nhóm: Luật Doanh nghiệpVăn phòng luật sư ĐMS tư vấn soạn thảo một số mẫu văn bản thường được sử dụng trong doanh nghiệp tại Việt Nam
Góp vốn thành lập công ty bằng sản phẩm phần mềm tại Đà Nẵng
03 Mar, 2020// Nhóm: Luật Doanh nghiệpThủ tục chuyển quyền sở hữu, định giá đối với sản phẩm phần mềm, để góp vốn thành lập công ty
Mua lại phần vốn góp của thành viên công ty tại Đà Nẵng
16 Dec, 2019// Nhóm: Luật Doanh nghiệpTrách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp ?