Câu hỏi
Trả lời
Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện ?
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này (Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015).
Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được xác định như sau:
Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú.
Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5/5/2017).
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống (Điều 12 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013).
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới (Điều 40 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
Liên hệ:
Điện thoại: 0914 165 703
Email: dmslawfirm@gmail.com
DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn
LIÊN QUAN
Bộ Luật tố tụng dân sự
Tư vấn Bộ Luật tố tụng dân sự, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật tố tụng dân sự ?
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ?
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định đối với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ?
Mức tạm ứng án phí, lệ phí tòa án
Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự ?
- 1
- 2