Câu hỏi

Công ty, nhà đầu tư tại Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư bằng hình thức góp vốn kinh doanh vào một công ty ở nước ngoài, quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư từ Việt Nam ra nươc ngoài ?

.

Trả lời

Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài ? 

Nhà đầu tư Việt Nam:

Được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài (Điểm c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014);

Nhà đầu tư Việt Nam chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối (Khoản 1 Điều 53 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, gồm: 

Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài; 

Bản sao chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân; 

Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ; 

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do (Khoản 2, 3 Điều 59 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014);

Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối (Điều 63 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014).

Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 

Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; 

Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép; 

Có tài khoản vốn theo quy định (Khoản 1 Điều 64 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014);

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép và thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định tại Chương III Thông tư số 36/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 36/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013).

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703 

Email: dmslawfirm@gmail.com 

DMS LAW LLC
Giám đốc
(Đã ký)
Luật sư Đỗ Minh Sơn

LIÊN QUAN

Luật Đầu tư

Tư vấn Luật Đầu tư, thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng có liên quan theo quy định pháp luật và nội dung các công việc khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư tại Việt Nam ?

Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài ?

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội Việt Nam

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội Việt Nam đối với các dự án đầu tư, quy định của pháp luật tại Việt Nam ?

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài và các bên tham gia có thể ký kết hợp đồng BCC tại Việt Nam ?

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP tại Việt Nam

Công ty ở nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dự án có thể ký kết hợp đồng PPP tại Việt Nam ?