Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn quy định có liên quan của pháp luật đối với nội dung về trường hợp nhân viên văn phòng làm việc theo hợp đồng lao động với một công ty tại Đà Nẵng, ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ, mặc dù thời hạn làm việc theo hợp đồng chưa hết hạn, nhưng phía công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa cho biết rõ lý do ?

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Điều 38 Bộ luật Lao động số 52/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018).

Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (Điều 39 Bộ luật Lao động số 52/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018).

Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động (Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động số 52/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018).

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước (Điều 42 Bộ luật Lao động số 52/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018).

Như vậy, bạn có thể tham khảo nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề của mình và áp dụng cho phù hợp./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Tuyển dụng và sử dụng lao động tại Việt Nam

Tuyển dụng và sử dụng lao động tại Việt Nam

28 May, 2020// Nhóm: 04_LAO ĐỘNG

Công ty 100% vốn nước ngoài có thể trực tiếp tuyển dụng và sử dụng lao động tại Việt Nam ?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

06 Mar, 2020// Nhóm: 04_LAO ĐỘNG

Các trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn ?

Hợp đồng lao động theo mùa vụ ?

Hợp đồng lao động theo mùa vụ ?

19 Feb, 2020// Nhóm: 04_LAO ĐỘNG

Người lao động ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không ?

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp lao động ?

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp lao động ?

13 Feb, 2020// Nhóm: 04_LAO ĐỘNG

Thời điểm bắt đầu để tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động, ngày phát hiện ra hành vi vi phạm ?

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam ?

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam ?

18 Apr, 2018// Nhóm: 04_LAO ĐỘNG

Tư vấn thủ tục về tiền lương và bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp tại Việt Nam ?