Cử, chỉ định người giám hộ ?

Cử, chỉ định người giám hộ ?

Quy định của pháp luật dân sự về việc cử, chỉ định người giám hộ, trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân dự không có người giám hộ đương nhiên ?

Văn phòng luật sư tại Đà Nẵng tư vấn các quy định có liên quan của pháp luật về việc cử, chỉ định người giám hộ, trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân dự không có người giám hộ đương nhiên

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ (Điều 46 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ. Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ (Điều 54 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).

Như vậy, việc cử người giám hộ là do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú thực hiện, còn việc chỉ định người giám hộ là thuộc thẩm quyền của toà án./.

Liên hệ:

Điện thoại: 0914 165 703

Email: dmslawfirm@gmail.com

Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
(Đã duyệt)
Luật sư Đỗ Minh Sơn


LIÊN QUAN

Di chúc không có người làm chứng ?

Di chúc không có người làm chứng ?

13 Apr, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Lập di chúc bằng văn bản nhưng không có người làm chứng, thì bản di chúc này có hợp pháp không ?

Người không được làm chứng cho việc lập di chúc ?

Người không được làm chứng cho việc lập di chúc ?

13 Apr, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc, thì có thể làm chứng cho việc lập di chúc không ?

Người giữ bản di chúc ?

Người giữ bản di chúc ?

13 Apr, 2022// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Việc giao cho người khác giữ bản di chúc đúng quy định của pháp luật mới được coi là hợp pháp ?

Tư vấn thủ tục lập di chúc ?

Tư vấn thủ tục lập di chúc ?

24 Apr, 2020// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Tư vân thủ tục lập di chúc tại Đà Nẵng, Việt Nam

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Di sản dùng vào việc thờ cúng

18 Dec, 2019// Nhóm: BỘ LUẬT DÂN SỰ

Cha mẹ lập di chúc để lại di sản, tài sản là nhà và đất ở, để dùng làm nhà thờ họ có được không ?